Nhập trạch là gì và toàn bộ những điều bạn phải biết về nghi lễ này

16/08/2018 19:02

Chúng ta thường nghe nói chuyển nhà hay vào nhà mới cần phải làm lễ nhập trạch. Hoặc lúc nhỏ đã từng thấy cha mẹ hoặc họ hàng tất bật chuẩn bị cho buổi lễ nhập trạch với đủ thứ nghi thức và lễ vật khác nhau. Vậy thực sự thì nhập trạch là gì? Tại sao lễ nhập trạch lại được mọi người xem trọng đến vậy? Và chúng ta cần chú ý những gì khi làm lễ nhập trạch cho chính mình? Hãy cùng Chonmuanha.com tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Nhập trạch là gì? Nguồn gốc của lễ nhập trạch

Nhập trạch là một trong những nghi thức quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Theo khái niệm dân gian thì nhập trạch là nghi thức cúng bái gia tiên và thổ địa thổ công khi chuyển vào nhà mới. Bất kể nhà trọ, nhà mới xây hoặc nhà mới mua đều cần phải làm lễ nhập trạch để thông báo với thổ thần. Theo quan niệm tâm linh thì lễ nhập trạch là một hình thức “khai báo hộ khẩu gia đình” với chư thần bản địa. Từ đó tạo ra niềm tin vào sự an bình thịnh vượng khi ở trong ngôi nhà đó.

Nguồn gốc của lễ nhập trạch xuất phát từ nền văn hóa 4000 năm của người Việt và đời sống tâm linh phong phú của dân tộc . Bên cạnh các buổi lễ quan trọng như động thổ, cất nóc thì còn có lễ nhập trạch. Những nghi lễ cúng bài này để thể hiện sự biết ơn và thành kính đối với chư thần xung quanh. Đây là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam.

nhap trach la gi nghi le thuong co - 1

Nguồn gốc của nghi lễ nhập trạch

Mâm cúng lễ nhập trạch gồm những gì? Tiến hành lễ nhập trạch như thế nào?

Chuẩn bị mâm cúng lễ nhập trạch

Một mâm cúng nhập trạch đầy đủ và đạt tiêu chuẩn theo văn hóa truyền thống gồm có những thành phần sau:

  • Mâm ngũ quả gồm 5 loại trái cây còn tươi, màu sắc bắt mắt
  • Bình hoa tươi, có thể dùng hoa cúc hoặc hoa vạn thọ
  • Nhang trầm và 1 cặp nến đỏ
  • 1 đĩa tam sinh (tam sanh) gồm 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng vịt luộc và 1 con tôm luộc
  • Mâm chính gồm: 1 con gà chéo cánh hoặc 1 con heo quay (tùy ý gia chủ), 1 đĩa xôi, 3 miếng trầu đã têm, 1 đĩa muối gạo trắng, rượu trắng và trà mỗi loại 3 cốc (ly) nhỏ, 3 điếu thuốc và 1 bộ vàng mã nhập trạch

Trên đây là 1 mâm cúng nhập trạch hoàn chỉnh và đầy đủ nhất. Tuy nhiên bạn có thể tinh giản đi

một số phần không bắt buộc như trà rượu hoặc trầu cau…

Quy trình tiến hành cúng nhập trạch

Sau khi đã chuẩn bị đủ mâm lễ thì gia chủ bày trên một mặt phẳng cố định và rộng thoáng. Tốt nhất là một chiếc bàn gỗ đủ chỗ đặt tất cả các loại cúng phẩm. Quy trình cúng nhập trạch gồm các bước cơ bản sau:

  • Gia chủ bước vào nhà đầu tiên và mang theo những vật sau đi cùng: một tấm chiếu hoặc nệm đang dùng, một cái bếp ga hoặc bếp than, một cái chổi. Những thành viên khác bưng mâm lễ đi vào theo sau
  • Lệ vật sau đó được đặt trên mặt bàn theo hướng hợp với gia chủ. Sau đó gia chủ sẽ thắp nhang và bắt đầu xin Thổ thần cho phép gia đình nhập trạch đồng thời rước gia tiên vào nhà để thờ phụng về sau. Bạn có thể tham khảo thêm các bài khấn cúng nhập trạch để tiến hành chu toàn.
  • Sau khi thắp nhang thì gia chủ đun nước bằng bếp mới để dâng trà lên chư thần ở mâm cúng nhập trạch. Tiếp đến là dâng lên gia tiên rồi mới bắt đầu sắp xếp nội thất trong nhà
  • Sau khi sắp xếp đồ đạc và tàn hương thì hạ mâm để bắt đầu cuộc sống mới trong ngôi nhà mới. Bắt đầu một tương lai tươi sáng hơn

nhap trach la gi nghi le thuong co - 2

Cúng nhập trạch vào thời gian nào là linh thiêng nhất

Làm lễ nhập trạch cần chú ý những gì?

Không phải ngẫu nhiên mà lễ nhập trạch lại làm cho nhiều người lo lắng đến vậy. Đó là vì rất ít người có hiểu biết đầy đủ về buổi lễ này cũng như cách chuẩn bị cho buổi lễ nhập trạch được chu toàn. Sau đây là một số điều bạn nên chú ý để tiến hành cúng nhập trạch đúng cách và đảm bảo thuận lợi khi dọn vào nhà mới.

  • Bắt buộc phải xem ngày giờ để gia chủ vào nhà mới và làm lễ nhập trạch. Tuyệt đối không tự ý cúng nhập trạch hoặc nhập trạch vào ban đêm. Tốt nhất là vào sáng sớm khi sinh khí đang căng tràn.
  • Nhập trạch và tân gia là 2 nghi lễ khác nhau hoàn toàn. Nhập trạch là buổi lễ chỉ có gia chủ và người thân để khai báo với thần linh xin phép định cư tại mảnh đất đó. Không nên có người ngoài tham gia
  • Gia chủ phải đích thân cầm bài vị gia tiên và các vật dụng biểu tượng là nệm, bếp, chổi vào nhà đầu tiên
  • Người mang thai không nên tham gia chuyển nhà nhập trạch và nên vào nhà sau cùng, không tham gia cúng bái

Trên đây là toàn bộ những điều cơ bản nhất về lễ nhập trạch mà bạn cần phải biết. Về nội dung các bài văn khấn cúng nhập trạch thì Chonmuanha.com xin chia sẻ cụ thể trong một bài viết khác. Từ đó các bạn sẽ có thể tự chuẩn bị một buổi lễ cúng nhập trạch chuẩn xác nhất và có được nội dung văn khấn cúng nhập trạch chính xác nhất. Chúc các bạn sẽ có một tương lai rạng rỡ cùng gia đình tại mái ấm mới nhé!

Tin tức khác

Đăng ký tư vấn &
Liên hệ đặt mua dự án

    icon top
    0988 687 969
    Đăng ký nhận thông tin Đăng ký nhận bảng giá